– Thùng máy: là nơi để gắn các thành phần của máy tính thành khối như nguồn, Mainboard, Card v.v… có tác dụng bảo vệ máy tính.
– Bộ nguồn: là nơi cung cấp hầu hết hệ thống điện cho các thiết bị bên trong máy tính.
– Mainboard (Bo mạch chủ): Bảng mạch chính của máy vi tính, có chức năng trò liên kết tất cả các thành phần của hệ thống lại với nhau tạo thành một bộ máy thống nhất.
– CPU (Central Processing Unit): Bộ vi xử lý chính của máy tính. CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, là linh kiện nhỏ nhưng đắt nhất trong máy vi tính.
– Bộ nhớ trong (ROM, RAM): Là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình phục vụ trực tiếp cho việc xử lý của CPU, nó giao tiếp với CPU không qua một thiết bị trung gian.
– Bộ nhớ ngoài: là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình gián tiếp phục vụ cho CPU, bao gồm các loại: đĩa mềm, đĩa cứng, CDROM, v.v… Khi giao tiếp với CPU nó phải qua một thiết bị trung gian (thường là RAM).
– Màn hình (Monitor): Là thiết bị đưa thông tin ra giao diện trực tiếp với người dùng. Ðây là thiết bị xuất chuẩn của máy vi tính.
– Bàn phím (Keyboard): Thiết bị nhập tin vào giao diện trực tiếp với người dùng. Ðây là thiết bị nhập chuẩn của máy vi tính.
– Chuột (Mouse): Thiết bị điều khiển trỏ giao diện trực tiếp với người sử
dụng.
– Máy in (Printer): Thiết bị xuất thông tin ra giấy thông dụng nhất.
– Các thiết bị như Card mạng, Modem, máy Fax,… phục vụ cho việc lắp đặt mạng máy tính và các chức năng khác.