Lịch sử phát triển máy tính có thể chia thành 4 giai đoạn lớn:
Thế hệ thứ nhất (1945 – 1955)
Máy tính thế hệ 1 sử dụng đèn điện tử làm linh kiện chính, tiêu thụ năng lượng rất lớn. Kích thước máy rất lớn (khoảng 250m2) nhưng tốc độ xử lý lại rất chậm. Đại diện tiêu biểu của thế hệ máy tính này là ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Computer). ENIAC là máy tính điện tử số đầu tiên do Giáo sư Mauchly và người học trò Eckert tại Đại học Pennsylvania thiết kế vào năm 1943 và được hoàn thành vào năm 1946. ENIAC là chiếc máy khổng lồ với hơn 18.000 bóng đèn điện tử, 1500role, nặng hơn 30 tấn, tiêu thụ một lượng điện năng vào khoảng 140kW và chiếm một diện tích xấp xỉ 1393 m2.
Thế hệ thứ hai (1955 – 1965)
Sử dụng bóng bán dẫn (transistor) làm linh kiện chính. Transistor có đặc điểm nhỏ gọi, nhanh, tiêu thụ ít điện năng, do công ty Bell đã phát minh ra vào năm 1947. Tuy nhiên đến cuối thập niên 50, máy tính thương mại dùng transistor mới xuất hiện trên thị trường. Kích thước máy tính giảm, rẻ tiền hơn, tiêu tốn năng lượng ít hơn.
Thế hệ thứ ba (1965– 1980)
Thế hệ thứ ba được đánh dấu bằng sự xuất hiện của các mạch kết (mạch tích hợp – IC: Integrated Circuit). Các mạch kết độ tích hợp mật độ thấp (SSI: Small Scale Integration) có thể chứa vài chục linh kiện và kết độ tích hợp mật độ trung bình (MSI: Medium Scale Integration) chứa hàng trăm linh kiện trên mạch tích hợp. Sử dụng vi mạch tích hợp mật độ cao (LSI – Large Scale Integrated) làm linh kiện chính.
Thế hệ thứ tư (1980 – nay)
Máy tính thế hệ 4 sử dụng mạch tích hợp mật độ rất cao (VLSI – Very Large Scale Integrated Circuit) làm linh kiện chính. Máy tính thế hệ thứ tư đạt hiệu năng xử lý rất cao, cung cấp nhiều tính năng tiến tiến, như hỗ trợ xử lý song song, tích hợp khả năng xử lý âm thanh và hình ảnh.