Trong bài viết trước, TuihocIT đã giới thiệu đến bạn bí quyết kiếm tiền trên mạng đơn giản uy tín. Khi có dự định kiếm tiền online, đa số mọi người đều nghĩ ngay đến bán hàng online. Và việc các cửa hàng online, các kênh online kết hợp thương mại phát triển mạnh mẽ đã ngầm khẳng định sức mạnh bền bỉ của hình thức kiếm tiền này.
Bán hàng online là gì?
Bán hàng online (bán hàng trực tuyến) được hiểu là các hoạt động kinh doanh, buôn bán, trao đổi hàng hoá diễn ra trên “thị trường toàn cầu” – mạng Internet.
Khác với bán hàng truyền thống, bán hàng online không nhất thiết phải có cửa hàng. Quá trình mua – bán, giao dịch sẽ diễn ra chủ yếu trên mạng Internet. Người mua và người bán đều sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại có kết nối Internet.
Hiểu đơn giản, bán hàng online là bạn sẽ bán hàng nhưng không có cửa hàng thật, hoặc có cửa hàng nhưng đẩy mạnh quảng bá sản phẩm qua các kênh online. Với phương thức quảng bá này của bạn, đặt hàng online là lựa chọn của đa số khách hàng.
Những hàng hoá nào thường được bán online?
Bán hàng online là bạn có thể bán tất tần tật mọi thứ mà mình thích. Tuy nhiên, trên thị trường online hiện nay, những mặt hàng online phổ biến có thể kể đến:
- Quần áo
- Mỹ phẩm
- Thực phẩm nhập khẩu các loại từ nước ngoài, nhiều nhất từ Thái Lan, Nhật, Hàn, Úc, các nước Châu Âu, …
Bên cạnh đó, mặt hàng đồ gia dụng, đồ công nghệ và phụ kiện công nghệ, đồ trang trí, đồ hanmade, … cũng được nhiều người kinh doanh online.
Với hàng hoá có giá trị cao như bất động sản, xe cộ, người bán chỉ khai thác các kênh online như một phương thức tiếp cận khách hàng. Còn quá trình mua-bán có hoàn tất hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào cuộc gặp trực tiếp.
Quá trình mua – bán online có gì đặc biệt?
Có thể bán hàng online bằng những cách nào?
Livestream được xem là cách các bạn bán hàng online tiếp cận người dùng nhiều nhất, sinh động nhất. Cách này sẽ mang về thu nhập khá lớn nếu như tài khoản Facebook của bạn có lượng người theo dõi lớn.
Các kênh bán hàng online phổ biến là các website doanh nghiệp hoặc các trang mạng xã hội như Facebook (Fanpage, group), Instagram, Google Plus, … Bên cạnh đó, nhiều bạn cũng chọn cách mở các gian hàng trên các trang thương mại điện tử như: Lazada, Shopee, …
Tóm lại, các kênh bán hàng thông thường gồm có:
1. Bán hàng trên website:
2. Bán hàng trên Facebook, fanpage:
3. Bán hàng trên blog
4. Các trang web thương mại điện tử tổng hợp, trang rao vặt
5. Bán hàng online trên kênh Instagram
Người mua online sẽ mua như thế nào?
Không cần đến trực tiếp cửa hàng, người mua online sẽ có nhiều sự lựa chọn phong phú về sản phẩm.
Khi có nhu cầu mua một sản phẩm nào đó, người mua sẽ truy cập vào website người bán để tìm chọn. Hoặc họ có thể tìm từ khoá sản phẩm đó trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến như Google, Yahoo, Bing….
Sau khi tìm và chọn được sản phẩm ưng ý, người mua sẽ tiến hành đặt hàng (điền đầy đủ thông tin họ tên, địa chỉ, điện thoại…), lựa chọn phương thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản…). Cuối cùng, người mua sẽ xác nhận thông tin đặt hàng và chờ nhân viên giao hàng đến địa chỉ trong thông tin đã nêu.
Nguyên nhân bán hàng online phát triển
Mong muốn tự chủ kinh tế
Công việc văn phòng nhàm chán với khung giờ 8 tiếng mỗi ngày. Mức thu nhập làm công ăn lương không đủ trang trải các sinh hoạt hàng ngày. Không chấp nhận để “đời chỉ là chuỗi ngày được chấm công”, nhiều bạn đã mạnh mẽ kinh doanh online để chủ động kinh tế.
Không chỉ nhân viên văn phòng, các mẹ bỉm sữa hay các bà nội trợ cũng nắm bắt và chọn cách kinh doanh online.
Thương mại điện tử phát triển quá nhanh
Lazada, Tiki, Shoppe, Sendo,… hiện là những trang thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam.
Người tiêu dùng có vẻ như đang được các trang này định hướng và dần dần thay đổi thói quen mua sắm. Với những chương trình khuyến mãi cực lớn diễn ra thường xuyên, các trang này đang thay nhau chiếm lĩnh “thị trường người dùng”. Trang nào giảm giá nhiều, vào những đợt nào, ưu đãi áp dụng cho sản phẩm nào, … đều thu hút chú ý của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng thích nghi khá nhanh với các phương thức thanh toán trực tuyến. Điển hình là xu hướng thanh toán online qua ví điện tử Momo, thẻ ATM/VISA, Zalopay, Airpay, … ngày càng tăng.
Ưu điểm và kỹ năng cần có của người bán hàng online
Ưu điểm của bán hàng online
Tiết kiệm chi phí
Do không nhất thiết phải có cửa hàng, người bán hàng online sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí. Có thể kể đến như chi phí thuê mặt bằng, cửa hàng, nhân viên, điện thoại, nước, điện, …
Tiếp cận rộng
Với sự phát triển từng ngày từng giờ của công nghệ, bán hàng online có khả năng tiếp cận người dùng cực lớn.
Tự chủ kinh tế
Không bị gò bó vào lương căn bản, người bán hàng online có thể tự chủ kinh tế. Vì tiết kiệm rất nhiều chi phí nên bán hàng online mang lại nguồn thu nhập khá cao.
Hoàn toàn chủ động
Thoát khỏi “khung 8 tiếng” áp lực, bạn có thể chủ động thời gian làm việc của mình. Làm việc ở bất cứ đâu , bất cứ thời gian nào, có thể mở rộng kinh doanh nhiều lĩnh vực cùng một lúc, bạn hoàn toàn có thể chủ động được cuộc sống và công việc của mình.
Năng suất hiệu quả cao
Với tâm lý “mình làm cho chính mình, mình làm mình hưởng”, người bán hàng online luôn nỗ lực làm việc tốt nhất có thể. Vì được làm việc mình yêu thích và mang lại lợi ích cho chính mình, người bán hàng online sẽ không khó để đạt được năng suất cao.
Kỹ năng cần có của người bán hàng online
- Kỹ năng chọn nguồn hàng chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo
- Kỹ năn xác định giá cả phù hợp với đối tượng, phân khúc khách hàng mà bạn muốn nhắm đến.
- Kỹ năng tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng
- Kỹ năng xử lý tình huống, phản hồi không tốt
- Kỹ năng viết lời mô tả sản phẩm, quản trị kênh bán hàng ( fanpage, website..)
Bạn có muốn trở thành một người bán hàng online thực thụ?